Hướng dẫn tập lái ô tô bằng hình ảnh

Học lái ô tô khác và hoàn toàn khó hơn nhiều so với học lái xe máy. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu mua và sử dụng xe hơi tại nước ta cũng không ngừng tăng cao. Điều đó dẫn tới số lượng người muốn học lái xe hơi cũng trở nên nhiều hơn. Nếu bạn là một người mới, đang muốn tập lái xe hơi thì đừng bỏ qua bài viết sau của chúng tôi!

tập lái xe hơi

Hướng dẫn tập lái xe hơi qua hình ảnh

1. Học cách làm quen với ô tô

Trước khi bắt đầu tập lái xe hơi thì việc đầu tiên mà bạn cần phải làm đó là học làm quen với xe. Các bước làm quen xe cũng không khó như bạn nghĩ.

1.1. Kiểm tra các bộ phận xe

  • Hãy mở cửa và ngồi lên xe sau đó cài chặt dây an toàn để bảo vệ bản thân nếu có tình huống không mong muốn phát sinh. Đây là một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe mà bất kỳ ai khi ngồi trên xe hơi cũng đều phải nhớ. Sau khi thắt dây an toàn bạn hãy kiểm tra lại các cửa xe xem đã đóng chặt chưa và đừng quên kiểm tra cả túi khí

tập lái xe ô tô

Thắt chặt dây an toàn

  • Tiếp theo điều chỉnh lại ghế ngồi lái xe của mình sao cho thoải mái nhất. Hãy đảm bảo rằng vị trí của ghế lái vừa tầm với vô lăng của bạn khi điều khiển. Nên nhớ rằng, nếu như khi ngồi lái xe không thoải mái thì sẽ rất khó để bạn tập trung lái xe, quan sát tình huống trên đường và kiểm soát, xử lý những tình huống phát sinh kịp thời
  • Bộ phận tiếp theo cần kiểm tra đó là gương xe ô tô. Bạn nên lưu ý điều chỉnh gương ô tô sao cho có góc nhìn rộng nhất. Có như vậy bạn mới quan sát rõ được toàn bộ tình hình phía sau xe, tránh xảy ra những va chạm không mong muốn trong quá trình điều khiển xe

1.2. Làm quen với các bộ phận chính

Trong khoang xe có khá nhiều bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, với những người mới tập lái xe hơi thì cần nắm được tên cũng như chức năng của những bộ phận chính sau:

  • Vô lăng: Có thể nằm bên phải hoặc bên trái xe, nhưng ở nước ta là vị trí bên trái. Bộ phận này có tác dụng tác động đến hướng chuyển động xe.

tập lái ô tô

Bộ phận vô lăng xe

  • Công tắc kèn xe: Là bộ phận giúp kèn xe phát ra âm thanh để có thể thông báo cho người cũng như các phương tiện khác biết về sự hiện diện của xe
  • Công tắc đèn: Là bộ phận có chức năng điều khiển đèn. Trước khi điều khiển xe, bạn nên mở hết các đèn có trên xe để kiểm tra xem chúng có hoạt động không và cách hoạt động như thế nào. Các đèn này thường được lắp đặt ở phía trên ngay trục tay lái. Thông thường, theo nguyên tắc, đèn cốt là nấc 1, đèn pha là nấc 2 và gạt về phía trước hoặc phía sau là đen xin đường
  • Khóa điện (Lock): Bao gồm vị trí:
    • Cắt điện ACC
    • Cấp điện hạn chế
    • Cấp điện hoàn toàn (ON)
    • Khởi động (START)
  • Bàn đạp ly hợp – côn: Được bố trí tại bên trái trục vô lăng lái và có thể đóng mở ly hợp để nối hoặc là ngắt động lực từ động cơ truyền tới HTTL. Chúng ta sẽ sử dụng bộ phận này trong quá trình khởi động động cơ hoặc cần chuyển số, phanh xe dừng hay giảm tốc độ
  • Bàn đạp phanh chân: Vị trí của bộ phận này là nằm giữa bàn đạp ga và bàn đạp côn. Tác dụng của bộ phận bàn đạp phanh chân là để điều khiển HTP giảm tốc độ hoặc dừng xe
  • Bàn đạp ga: Được lắp đặt ở bên phải của vô lăng, cạnh bàn đạp phanh. Bộ phận này có chức năng điều khiển cung cấp nhiên liệu cho động cơ, đảm bảo hoạt động của xe
  • Cần điều khiển thắng tay: Bộ phận này có 2 chức năng chính, đó là giữ xe đứng yên, không bị trôi trên địa hình đường có độ dốc nhất định và hỗ trợ cho phanh chân trong những trường hợp cần thiết
  • Công tắc gạt nước: Có 4 nấc, cụ thể:
    • Nấc số 0 – Ngừng thanh gạt
    • Nấc số 1 – Gạt nước từng lần
    • Nấc số 2 – Gạt nước chậm
    • Nấc số 3 – Gạt nước nhanh

tập lái oto

Công tắc gạt nước xe ô tô

2. Hướng dẫn tập lái xe hơi bằng hình ảnh

2.1 Khởi động

Bước đầu tiên khi bắt đầu tập lái xe hơi đó là học cách khởi động xe. Sau khi đã kiểm tra và điều chỉnh gương xe, ghế ngồi, cài dây an toàn, đảm bảo chân đạp được hết côn, phanh, ga mà không bị với hay không bị gấp quá thì bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Hạ phanh tay xe ô tô trước khi khởi động
  • Đạp hết chân côn xe
  • Đạp phanh chân nếu như thấy xe có sự di chuyển khỏi vị trí
  • Đảm bảo cần số đang ở vị trí N (dùng ngón tay đặt lên trên cần số và lắc qua lắc lại để kiểm tra xe liệu cần số đã nằm ở trong vị trí rãnh mo chưa)
  • Vặn khóa xe ô tô để khởi động xe hoặc bấm nút khởi động cảm ứng vân tay đối với các dòng xe ô tô đời mới

khởi động xe hơi

Vặn khóa để khởi động ô tô

  • Đạp hết côn bằng chân trái sau đó dùng tay đẩy cần số vào vị trí số 1
  • Từ từ thả lỏng chân trái để nhả côn ra (không nhả côn nhanh nếu không sẽ khiến cho xe bị chết máy). Đồng thời, chân phải sẽ chuyển từ chân phan sang chân ga và đạp ga một cách từ từ. Chân trái vẫn thả lỏng dần để nhả côn cho tới khi ô tô bắt đầu di chuyển
  • Tiếp đến bạn cứ thực hiện thao tác nhả thêm ít côn và đạp thêm ít ga một cách nhẹ nhàng cho tới khi chân côn nhả hoàn toàn và xe di chuyển trên đường

đạp ga xe oto

Nhả côn và đạp ga từ từ

2.2 Tăng số

Khi tập lái xe hơi bạn cũng cần phải nắm được khi nào thì cần tăng số lên cao hơn. Để biết được điều này bạn có thể áp dụng nguyên tắc cấp số tỉ lệ thuận theo tốc độ. Tức là nếu tốc độ xe chậm thì đi số thấp, ngược lại tốc độ xe nhanh sẽ đi số cao.

Dưới đây là tỉ lệ tốc độ với số tương đối, bạn có thể tham khảo:

  • Tốc độ dưới 10km/h đi số 1
  • Tốc độ từ 10 – 20km/h đi số 2
  • Tốc độ từ 20 – 30km/h đi số 3
  • Tốc độ từ 30 – 40km/h đi số 4
  • Tốc độ từ 40km/h trở lên đi số 5

Đối với trường hợp lên dốc, xuống dốc hoặc là muốn tăng tốc ô tô thì hãy chuyển số muộn một chút vì lúc đó bạn có thể tranh thủ tận dụng được lực kéo lớn của số thấp

Đối với việc chuyển số bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Nhả hết chân ga và chuyển sang đạp hết chân côn. Lưu ý, cần chắc chắn đáp hết chân côn để tách côn hoàn toàn và tránh trường hợp hộp số bị hư hỏng
  • Nhìn vào trong bản đồ đầu chốc của cần số để chuyển cần số lên cao hơn

hướng dẫn tập lái xe oto bằng hình ảnh

Chuyển cần số xe lên cao hơn

  • Nhả chân côn một cách từ từ, đồng thời nhấn thêm chân ga để cho ô tô di chuyển theo đúng vận tốc muốn đạt được. Mặc dù lúc này bạn có thể nhả chân côn nhanh hơn so với khi khởi động ô tô nhưng tốt nhất chỉ nên nhả côn nhanh khi xe đã vào số 3 trở lên

2.3 Giảm số

Tập lái xe hơi thì không thể bỏ qua bước học cách giảm số. Thực hiện giảm số như sau:

  • Bạn phải thực hiện về số nếu như đang lái xe mà gặp phải các trường hợp: đa ga nhưng xe không đi nhanh thêm, đang đi nhanh chuyển sang đi chậm lại, đang đổ đèo hoặc đang leo dốc
  • Đạp sát chân côn, còn chân ga thì thả hẳn ra sẽ giảm được số xe
  • Cần chuyển cần số ô tô về thấp hơn. Có 2 cách chuyển, đó là theo thứ tự lần lượt 5 – 4 – 3 – 2 – 1 hoặc cũng có thể chuyển thứ tự tắt, bỏ qua 1 số là từ 5 về 3, từ 4 về 2 hoặc từ 3 về 1. Tuy nhiên, đồng thời cần kết hợp với phanh để có thể đảm bảo tốc độ phù hợp với các cấp số xe đã chuyển

tập lái xe hơi bằng hình ảnh

Chuyển cần số về thấp hơn và kết hợp phanh xe

  • Dùng chân trái nhấn côn từ từ. Trong khi đó chân phải sẽ đạp thêm ga từ từ để cho động cơ xe có thể phù hợp với tốc độ xe đang di chuyển trên đường
  • Sau đó thì có thể nhả hoàn toàn chân côn và dùng chân ga để điều khiển tốc độ xe như bình thường

2.4 Dừng xe

Vậy muốn dừng xe ô tô lại thì làm như thế nào? Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Muốn phanh xe phát huy được hiệu quả tối ưu và nhanh nhất thì chỉ nên sử dụng trong trường hợp xe ô tô đang chạy vẫn còn số. Cần lưu ý, tuyệt đối không sử dụng phanh khi ô tô đã về mo. Có không ít người lái xe ô tô thường chuyển số về vị trí N để cho ô tô trôi theo quán tính sau đó mới đạp phanh để cho xe dừng hẳn. Thế nhưng, hành động này vô cùng nguy hiểm, nhất là khi xe đang ở trên địa hình dốc vì có thể khiến cho phanh phát huy tác dụng chậm hơn và nhanh hao mòn phanh hơn
  • Đạp phanh xe cho tới khi vòng tua máy của xe ô tô có tốc độ lớn hơn so với chế độ chạy không tải một chút
  • Đạp hết chân côn sau đó đẩy cần số về vị trí N

hướng dẫn tập lái xe hơi bằng hình ảnh

Đạp chân côn và đẩy cần số về N

  • Vẫn tiếp tục đạp chân phanh cho tới khi ô tô đã tiến gần tới vị trí đỗ xe
  • Nếu ô tô đã chạy ở tốc độ 20km trở xuống thì bạn có thể bỏ phanh ra để xe có thể từ từ di chuyển vào vị trí đỗ xe mà không bị giật khi đỗ
  • Khi xe đã tới điểm dừng thì đạp phanh xe để đảm bảo xe sẽ không bị trôi, đặc biệt là khi đỗ xe ở địa hình dốc
  • Đạp hết chân côn hay còn gọi là cắt côn rồi cài về số P – số dừng và kéo phanh tay

cài số p xe hơi

Cài số P cho ô tô để dừng xe

  • Trường hợp nếu như xe đậu ở trên dốc, kể cả lên hay xuống, hoặc trước thềm nhà, vỉa hè,… nhưng thấy xe có xu hướng dịch chuyển thì tốt nhất bạn nên lái xe chếch vào trong một chút để phòng tránh trường hợp xe bị trôi thì phần đuôi xe cũng vẫn tịnh tiến vào trong lề

Trên đây là hướng dẫn cách tập lái xe hơi dành cho những người mới bắt đầu học lái. Về cơ bản, ô tô sẽ có nhiều bộ phận, chi tiết và chức năng cần nhớ hơn. Do đó, những điều cần nắm được và thời gian tập lái xe ô tô cũng mất nhiều hơn so với khi học lái xe máy. Thế nhưng, chỉ cần nắm rõ được các thao tác mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì việc có thể lái được ô tô một cách chắc tay, đảm bảo an toàn cũng không hề khó. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc!

Bài viết liên quan

Phân biệt các loại ắc quy

Ắc quy là sản phẩm cung cấp điện năng để khởi động và vận hành...

Thời gian sạc bình ắc quy 12V mất bao lâu cho cả ô tô và xe máy

Bình ắc quy sạc bao lâu thì đầy là vấn đề quan trọng mà bất...

Dịch vụ thay ắc quy ô tô 24/7 an toàn và uy tín

  Mọi nhu cầu thay ắc quy ô tô 24/7, quý khách hãy liên hệ...

Động cơ đốt trong là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Động cơ đốt trong là gì? Nó có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tính...

Top 12+ xe ô tô 4 chỗ đẹp, giá rẻ, đáng sở hữu nhất (2024)

Xe ô tô 4 chỗ luôn là một trong những mẫu xe được nhiều gia...

15+ mẫu xe ô tô 7 chỗ đẹp nhất, đáng sở hữu năm 2024

Xe ô tô 7 chỗ là phân khúc xe được nhiều người ưa chuộng, bởi...

Bình ắc quy xe Vision nằm ở đâu? Cách thay bình ắc quy Vision

Bình ắc quy là một thành phần quan trọng của hầu hết các loại phương...

Dịch vụ cứu hộ ắc quy ô tô nhanh chóng, uy tín nhất TPHCM

  Bất kể khi nào ắc quy ô tô của bạn gặp sự cố, hãy...

Hệ thống đánh lửa trên ô tô: Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Hệ thống đánh lửa trên ô tô là bộ phận quan trọng để giúp tạo...

Bơm xăng ô tô: Dấu hiệu bơm xăng bị hỏng và cách khắc phục

Bơm xăng ô tô bị hỏng đi cùng sự bất tiện và những nguy hiểm...

Top 11 bộ kích điện ô tô chất lượng nhất hiện nay

Bộ kích điện ô tô sẽ giúp chiếc xe của bạn luôn hoạt động ổn...

Kích thước xe tải 1 tấn, 2 tấn, 3.5, 5, 10, 15 tấn phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu xe tải đa dạng kích thước...

Mục lục